30/4/16

Bí quyết làm bài thi THPT Quốc gia môn Toán đạt điểm cao

Đăng bởi Admin | 30/4/16 | 0 nhận xét
Một số giáo viên và thủ khoa đã "bật mí" cách làm bài thi tốt nghiệp môn Toán cho các sĩ tử đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia tới.

Nhằm giúp thí sinh ôn thi tốt nghiệp - đại học đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, Vương Hoàng Long - thủ khoa trường Đại học Y Hà Nội năm 2013 từng chia sẻ trên báo Dân trí: 
Khi vào phòng thi, thí sinh cần bình tĩnh, đọc toàn bộ đề bài một lượt. Câu nào dễ có thể làm trước, câu nào khó để lại làm sau cùng. Trong quá trình làm bài, không nên chủ quan đối với những câu dễ, tránh mất điểm một cách đáng tiếc.

“Rất nhiều thí sinh sai sót những lỗi cơ bản: Bài tập có mẫu số, có căn thức mà không đặt điều kiện; bình phương không xét dấu hai vế mà vẫn dùng kí hiệu. Đối với dạng bài này, bản thân tôi cũng luôn cẩn thận”, Long nói.
Để đạt được tốc độ làm bài tối đa có thể, Long mách nước cách rèn luyện đơn giản. Đó là, khi làm các bộ đề, phải tính toán và phân bố thời gian hợp lý với hệ số điểm của từng bài. Bài giải cũng cần rõ ràng, mạch lạc; hạn chế gạch, xóa; không viết đè lên chỗ sai.
Mỗi thí sinh cần tạo cho mình thói quen soát bài ngay trong quá trình làm. Nhìn thật rõ từ dòng trên xuống dòng dưới xem mình viết gì, biến đổi thế nào, dùng công thức nào, đã chặt chẽ chưa. Đối với những bài toán có điều kiện, khi giải xong bước nào, thí sinh nhớ kiểm tra lại ngay.

 

Long cũng chia sẻ thêm, các thí sinh không nên bỏ cuộc quá sớm đối với những câu hỏi khó. Sau khi làm hết những bài dễ, thí sinh có thể quay lại làm bài dạng khó hơn và nghĩ đến đâu cứ mạnh dạn làm đến đấy.
Trong quá trình làm bài thi, đúng bước nào sẽ ghi được điểm ở bước đó. Vì vậy, nếu không ra được đáp số cuối cùng, thí sinh nên viết ra tất cả các những bước đã làm được để chắt chiu từng 0,25 điểm trong bài thi. Có thế mới tối ưu hóa được điểm số.
Thầy Trần Mạnh Tùng - giáo viên môn Toán Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) lưu ý học sinh cần nắm vững phương pháp làm bài, kỹ năng tính toán, trình bày để không bị trừ điểm trong bài thi.
Thầy Tùng cũng đưa ra một số lưu ý chung cho các thí sinh khi làm bài thi môn Toán như sau:
- Dành ít nhất 5 phút để đọc đề bài: Gạch chân các từ quan trọng, ghi các lưu ý (đặt điều kiện, phương pháp làm), bấm đáp số tích phân, chọn thứ tự làm bài, chọn phần chuẩn hay nâng cao...

 

- Dùng giấy nháp hợp lý: Nháp là để tìm phương pháp. Nếu đã biết cách làm thì làm luôn vào bài để tiết kiệm thời gian.
- Chú ý tính toán: Mỗi phép tính, phép biến đổi làm 2 lần. Xong bài nào kiểm tra bài đấy. Trước khi nộp bài cần xem lại các bài. Không nên ngồi chơi trước khi hết giờ làm bài.
- Phương châm: Đúng, đủ, đẹp (đẹp là viết rõ ràng, dễ đọc). Không tẩy xóa lem nhem, sai thì gạch, xuống dòng viết tiếp.
- Nhiều bạn đi thi tốt nghiệp về đều cho là đề Toán dễ, làm thừa thời gian, song vẫn không được điểm tối đa. Lý do là chủ quan trong tính toán hoặc lỗi trình bày.

BA BƯỚC LÀM BÀI THI TOÁN ĐẠI HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Thí sinh cần phân biệt, kinh nghiệm thi đại học khác với cách luyện thi đại học. Bởi, mục đích của thi đại học là làm thế nào để thể hiện hết công suất những kiến thức đã tích lũy đạt hiệu quả cao nhất. Tránh tình trạng kiến thức tích lũy thì nhiều nhưng phần thể hiện bị hạn chế hoặc có nhiều sai sót, đến khi bước ra khỏi phòng thi lại tiếc nuối.

Vậy cách làm bài thi trong phòng thi thế nào để hết giờ làm bài không ân hận?

Dưới đây là những gợi ý của thầy giáo Trần Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng về cách làm bài môn Toán dễ “ăn” điểm.
Bước 1: Khi tiếp cận đề thi thì nên đọc lướt qua đề một lượt (khoảng 3 phút) để có cảm nhận đề thi. Sau đó đọc quay lại chậm hơn và đánh dấu câu theo trình trình tự và lên sơ đồ chiến lược để có xử lý phù hợp với thời gian làm bài. Trong đó, câu quen biết, câu dễ có thể làm được ngay, không nên lao vào những câu khó rồi bị tắc dễ mất phương hướng và rơi vào trạng thái mất năng lượng và không tự tin vào bản thân. Rồi khi quay sang bài khác lại bị tắc, đến khi quay lại câu dễ cũng dễ nhầm lẫn….
Bước 2: Sắp xếp theo trình tự tối ưu: nên làm nhưng câu dễ (loại 1) trước, rồi mới sang câu loại 2 vẫn dạng quen nhưng đòi hỏi phải biến đổi kỹ năng – thêm vào một số kỹ năng tính toán, loại 3 thường là những câu hỏi có mức độ suy luận tích hợp nhiều kiến thức khác nhau. Loại 4 là những câu rất khó.
Bước 3: Làm bài thi theo trình tự đã sắp xếp. Thậm chí trong nhiều trường hợp có thể buông câu loại 4 (câu rất khó). Với những thí sinh giỏi thì có thể thi trên thang 10 điểm để phấn đấu làm thủ khoa. Còn HS trung bình thì thi co lại (tùy theo năng lực), dựa vào phân loại đề thì có thể chọn thang điểm 10 hay 9 hoặc 8 – thậm chí là thang 6,7 điểm.

Điều thí sinh cần biết, điểm sàn Đại Học mấy năm gần đây ấn định trong khoảng 14 - 15 điểm ba môn thì phấn đấu đạt 6 - 7 điểm/ môn là có thể đỗ một trường Đại Học nào đó. Do vậy, với những thí sinh có sức học trung bình nên lượng sức để làm bài thi đến đâu chắc đến đó để đạt hoăc vượt “ngưỡng” điểm sàn Đại Học theo quy định của Bộ GD-ĐT.

            Tuy nhiên, trong thi đại học không thể chủ quan bất cứ điều gì. Có nhiều trường hợp học sinh giỏi kiểu a-ma-tơ hay thích thể hiện là mình hoàn thành được bài thi trong thời gian sớm nhất nên dễ mắc lỗi cẩu thả – làm bài thi không theo chiến lược. Cũng có những thí sinh ngay khi nhận đề chủ quan và lao vào làm câu khó trước, đến khi “ngốn” hết nhiều thời gian làm bài thì cuống dễ mất điểm…
Ở môn thi Toán, thí sinh cần sắp xếp các câu từ dễ đến khó theo trình tự nêu trên và lượng sức để chọn “gói” điểm “đạt thủ khoa” hoặc “đậu Đại Học”… Với những thí sinh làm bài thi tùy tiện thì rất ít bài thi đạt điểm từ 9,5 - 10 điểm mà chỉ đạt 7 - 8 điểm vì không sai sót ở khâu này sẽ sai câu khác.
Thường người ra đề thi cũng đã sắp xếp theo trình tự khoa học từ dễ cơ bản – nâng cao – khó. Vậy nguyên lý làm bài cũng nên được sắp xếp khoa học để không bị mất năng lượng.
Để tránh bài làm tưởng được hết nhưng lại bị “rơi” 0,25 – 0,5 điểm thì kỹ năng trình bầy bài thi rất quan trọng. Đồng thời, phải xem barem điểm theo cấu trúc nào thì làm bài theo cấu trúc đó.
Điều đó cũng chứng minh một điều, các HS giỏi có thể làm được các câu khó nhưng bị rơi vãi ở những câu dễ sẽ bị trừ điểm lỗi trình bầy. Có những bài thi đúng hết đáp số nhưng bị trừ…
Việc phân loại các câu trong đề thi từ dễ đến khó để định ra một chiến lược là đạt điểm 7, 8 – để tranh bị phân tán năng lượng một cách không cần thiết. HS giỏi để nhắc là không được tinh vi vì đề thi Đại Học là đề cơ bản chưa phải là đề thi khó.
Một điểm cần lưu ý trong thi Đại Học là nếu chúng ta làm câu dễ mà bị sai hoặc không làm được thì khả năng trượt Đại Học là rất lớn. Vì nếu có 500.000 người thi mà câu dễ không làm được thì khả năng sẽ thua 490.000 người (họ làm được), còn nếu câu khó không làm được thì khả năng chỉ thua 5.000 người – thì sẽ không là vấn đề?.
           Mùa thi đến, sức ép tâm lý thường ở nhóm HS có khát vọng thi đỗ vào trường Đại Học top 1. Lời khuyên cho HS cơ sức học trung bình có khát vọng vào Đại Học thì không quá lo lắng vì chỉ cần phấn đấu làm thế nào bài thi đạt điểm sàn (tối đa 15 điểm) – thì không cần thiết phải áp lực vào trường lớn.

 

#HÃY LIKE HOẶC SHARE NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH NHA!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã nhận xét !
- Hãy bấm Theo dõi dưới chân trang để nhanh chóng nhận được những bài viết mới nhất từ Thư viện Tài liệu học tập

Support : Document Library | Master's Thesis | Initiatives experience | Training materials | Site Map | Back Link | Contact | ↑ back to top
Ghi rõ nguồn thuvientailieu.edu.vn dưới dạng liên kết khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2016. Thư viện Tài liệu học tập - All Rights Reserved
Design by Ngan Dam
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel
Template by Dameva