3/5/16

Tuyệt kĩ mở bài cho văn nghị luận

Đăng bởi Admin | 3/5/16 | 1 nhận xét

Cách mở bài cho văn nghị luận



Kỹ năng viết “Mở bài” trong bài văn nghị luận
Macxim Gorki đã từng kết luận: “ Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường t́m nó rất lâu”.  Với yêu cầu đặt ra của việc viết đoạn mở bài một cách nhanh chóng, đảm bảo các yêu cầu chức năng của nó làm cho không ít học sinh cảm thấy khó khăn.

1.Phần “Đặt vấn đề” trong bài nghị luận nhìn từ lý thuyết
1.1. Nội dung cần có trong phần đặt vấn đề
1.1.1. Các yêu cầu
Có rất nhiều chuyên gia văn học đã đề cập khá rõ ràng về (khái niệm) đặt vấn đề trong bài nghị luận. Một số tài liệu tiêu biểu là : Tài liệu hướng dẫn học bộ môn làm văn (Nguyễn Quang Ninh) ; Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông của Nguyễn Quốc Siêu ; Văn bồi dưỡng học sinh giỏi Trung học phổ thông (Nguyễn Đăng Mạnh). Từ việc khảo cứu và đồng nhất các điểm chung của các tác giả có thể đi đến kết luận như sau .
Trong phần đặt vấn đề cần đạt các yêu cầu :
- Nêu được vấn đề một cách ngắn gọn nhất, hấp dẫn và gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
- Nêu lên hướng giải quyết, phạm vi giải quyết vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề để chuẩn bị tư tưởng cho người đọc theo dõi phần nội dung.
  Mục đích của mở bài là giới thiệu về vấn đề mà ḿình sẽ viết, thực chất là trả lời câu hỏi: Ở  bài viết này, ḿình định viết về điều gì?
 1.1.2. Cấu trúc của một mở bài
Cấu trúc của một mở bài gồm 3 nội dung chính và 1 nội dung phụ :
+ Dẫn dắt vấn đề: Nêu một vài vấn đề liên quan đến vấn đề cần bàn, chuẩn bị tư tưởng dẫn người đọc, người nghe vào vấn đề bàn luận hay tình huống có vấn đề đặt ra ở đề bài.
+ Nêu vấn đề: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài và phải nêu một cách khái quát. Vấn đề mà mở bài nêu ra chính là vấn đề mà nội dung bài viết đề cập tới. Vấn đề này được nêu ra ở dạng khái quát, nêu một cách ngắn gọn và gây được sự chú ý của người đọc. Mở bài có nhiệm vụ thông báo chính xác, rơ ràng, đầy đủ vấn đề, dẫn dắt sao cho việc tiếp cận đề tài được tự nhiên nhất.
+ Nêu giới hạn vấn đề : nêu được phạm vi bàn luận trong khuôn khổ nào (1đề tài, 1 tác phẩm hay nhiều tác phẩm...)
Nêu nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề đối với cuộc sống, xã hội, dòng văn học ; với trước đó và đương thời... (phần này không nhất thiết phải có, tuỳ thuộc vào từng vấn đề cụ thể).
1.2.  Cách xác định vấn đề
Xác định vấn đề bàn luận là điều căn cốt nhất vì nếu xác định sai thì coi như toàn bộ nội dung bài viết sẽ chệch hướng hoàn toàn (lạc đề). Muốn xác định được vấn đề th́ì phải t́ìm hiểu đề bài. Thông thường đề bài có hai dạng:
1.2.1.Dạng nổi (Lộ thiên): Là dạng đề mà các yêu cầu về nội dung, h́nh thức, cách thức, phương hướng, phạm vi, mức độ nghị luận được nêu ra trực tiếp và rõ ràng trong đề bài. Ở đề bài này vấn đề cần bàn luận  đã có sẵn.
Ví dụ 1:  Đề bài: Vai tṛò  của biển  với đời sống nhân loại.
Vấn đề trọng tâm đă được nói rõ ở đề bài đó là khẳng định vai tṛò quan trọng của biển đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Ví dụ 2 :  Tình yêu với biển đảo quê hương của thanh niên Việt Nam
Vấn đề cần tìm đã rất rõ ràng đó là tình yêu biển đảo của thanh niên Việt Nam.
Lưu ý : Nhiều khi đề có đoạn dẫn rất dài hãy chú ý quan sát để tìm vấn đề được chỉ rõ ngay trong đề. Ở những trường hợp này nhiều đề bài sau khi nêu nội dung (Đoạn trích thơ, văn hoặc nhận định) thường có yêu cầu thí sinh phải làm rõ điều gì đó. Đấy chính là vấn đề cần lý giải.
Ví dụ : Hãy phân tích đoạn Mỵ ở nhà thống lý Pá Tra để thấy được nỗi đau và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ mèo vùng Tây bắc.
Thì vấn đề đã rất rõ : Thể loại phân tích vấn đề để nêu bật 2 nội dung đề yêu cầu : Nỗi đau khổ và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ.

1.2.2. Dạng chìm: Là dạng đề trong đó người ra đề không cho dữ kiện rõ về các yêu cầu của nội dung cũng như cách thức, phạm vi…nghị luận. Bởi thế người viết phải phân tích, tổng hợp, khái quát nội dung vấn đề từ chính nội dung của đoạn văn, đoạn thơ, hoặc tác phẩm, câu trích…
Ví dụ: Biển đảo quê hương hôm nay với thanh niên Việt Nam
Đề bài đưa ra một vấn đề “nóng” hiện nay, để làm rõ vấn đề cần có suy nghĩ : biển đảo quê hương hôm nay có vấn đề gì ? Vì sao phải đặt vấn đề đó hôm nay ? trách nhiệm của thanh niên với biển đảo...
Chú ý : Học sinh khi đọc đề cần xác định thật rõ ràng những yêu cầu của đề theo hướng : Về nội dung cần xem yêu cầu vấn đề cần nghị luận có giới hạn ở đâu ? giai đoạn nào ? tác phẩm hay đoạn nào ? đề tài gì ? chủ đề gì ?... Về hình thức : quan tâm đến kiểu bài mà đề yêu cầu : Phân tích, bình luận, bình giảng... hay đi kèm 2 kiểu bài hoặc tổng hợp các kiểu ?

1.3.Các cách mở bài
Mở bài trực tiếp có hai cách: Mở thẳng vấn đề và mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt (thời gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm).
Mở bài gián tiếp: Mở bằng câu chuyện, mở bằng cách nêu câu hỏi, mở bằng cách nêu sự kiện, con số.
Gs Nguyễn Đăng Mạnh tổng kết : “Các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt. Phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề thường không thay đổi, viết mở bài theo kiểu gì thì ai cũng phải nêu được phần này. Nói gọn lại cứ thay đổi phần dẫn dắt ta sẽ có một mở bài mới”.
2. Một số mẫu mở bài ứng dụng từ thực tế
2.1. Đặt vấn đề (mở bài) trực tiếp
2.1.1.Mở thẳng vấn đề :
- Dẫn dắt ngắn gọn bằng câu văn liên quan trực tiếp tới vấn đề
- Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.
- Nêu giới hạn vấn đề.
Ví dụ 1a, đề NLXH : Biển đảo quê hương hôm nay với thanh niên Việt Nam.
Bài làm : Biển đảo quê hương hôm nay đang là vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ Việt Nam(1)/ Không chỉ bày tỏ tình yêu đối với phần lãnh thổ máu thịt của Tổ quốc ; thanh niên cần có những hành động cụ thể nhằm mang sức lực trí lực của mình bảo vệ biển đảo quê hương.
Phân tích : Bài làm trên thực hiện giới thiệu luôn vấn đề trong câu (1)và xác định giới hạn nghị luận (câu 2) vấn đề tình yêu và hành động vì biển đảo của thanh niên. 
Ví dụ 2a, đề NLVH : Phân tích nhân vật Mỵ trong ”Vợ chống Aphủ ” của Tô Hoài.
Bài làm : Mỵ là nhân vật trung tâm trong tác phẩm ”Vợ chống Aphủ ” (1). Hình ảnh Mỵ là hình ảnh của người phụ nữ Mèo đầy bi kịch trong xã hội thực dân phong kiến miền núi, nhưng đồng thời tiềm ẩn sức sống mạnh mạnh mẽ vươn dậy làm chủ số phận của mình, đặc biệt khi gặp ánh sáng đảng soi đường.
Phân tích : Bài làm trên thực hiện giới thiệu luôn vấn đề : Mỵ là nhân vật trung tâm trong câu (1)và xác định giới hạn nghị luận (câu 2) bi kịch và sức sống tiềm tàng.

2.1.2. Mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt (thời gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm).
- Dẫn dắt bằng cách nêu bối cảnh làm vấn đề xuất hiện như : thời gian, không gian, địa điểm xảy ra sự kiện gì liên quan đến tác phẩm/vấn đề ; Xuất xứ của tác phẩm văn học.
- Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.
- Nêu giới hạn vấn đề.
Ví dụ 1b, đề NLXH : Theo mở bài của đề văn đã thực hiện ở phần trên ta chỉ thêm phần dẫn dắt vào ngay đầu đoạn  do đó VD1a sẽ thay bằng mở bài mới như sau : Biển đảo là một phần không thể tách rời của tổ quốc Việt nam thân yêu từ ngàn xưa + câu1 và câu 2 của VD1a .
Phân tích : như vậy MB mới chỉ thêm câu dẫn làm cho việc giới thiệu mềm mại hơn, sự vào đề giảm tính đột ngột
Ví dụ 2b, đề NLVH- tương tự ta thêm câu dẫn để thành MB mới như sau :
Một trong những thành công của tác phẩm Vợ chồng Aphủ là nghệ thuật xây dựng nhân vật, trong đó tiêu biểu là nhân vật người phụ nữ miền núi + Đoạn MB trong VD1a.

2.2. Đặt vấn đề (mở bài) với Nghị luận văn học theo cách gián tiếp

Theo kết luận của Gs Nguyễn Đăng Mạnh, có thể rút ra kết luận bản chất của một mở bài hay hoặc không hay theo lối viết mở bài gián tiếp phụ thuộc hoàn toàn vào các cách dẫn. Và đây chính là những lời mở đầu sớm nhất của mở bài thường gây khó khăn cho học sinh. Dưới đây chúng tôi trình bày một số cách mà học sinh dễ áp dụng và đạt hiệu quả cao.
Các học sinh chỉ việc sử dụng  theo công thức :
Đoạn dẫn + nêu vấn đề + giới hạn vấn đề + nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa.
Lưu ý : sau đoạn dẫn thì 3 nội dung còn lại không nhất thiết phải xếp theo trình tự như đã nêu trên.
2.2.1. Đoạn dẫn theo tư liệu tác giả
Yêu cầu : Nêu tên tác giả + vị trí tác giả trong nền văn học hoặc phong cách + đề tài tiêu biểu, tác phẩm tiêu biểu.
VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 2a để có 1 mở bài gián tiếp theo cách 2.2.1.
Tô Hoài là một tác giả văn học nổi tiếng từ trước cách mạng tháng 8 và đồng thời cũng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong số rất nhiều tác phẩm giá trị của ông có  tập Truyện Tây Bắc mà trong đó ấn tượng nhất vẫn là Vợ chống A phủ + MB2a.
2.2.2. Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề tương tự).
Yêu cầu : Tìm 1 vấn đề tương tự (đề tài, chủ đề, hình ảnh , tác phẩm...) làm cầu nối so sánh với vấn đề của đề bài để tạo đoạn dẫn.
VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 2a để có 1 mở bài gián tiếp theo cách 2.2.2.
Khi đọc Mùa Lạc của Nguyễn Khải ta gặp nhân vật Đào, cô gái có quá khứ đau thương nhưng đã trỗi dậy mạnh mẽ khi đón nhận cuộc sống mới và những con người mới ; nhưng đau thương hơn và sự vươn dậy quyết liệt hơn phải kể đến nhân vật phụ nữ trong tác phẩm viết cùng thời của nhà văn Tô Hoài +Mb2a

2.2.3. Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề đối lập)
Yêu cầu : Tìm 1 vấn đề đối lập tạo thế bắc cầu để giới thiệu vấn đề cần bàn.
VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 2a để có 1 mở bài gián tiếp theo cách 2.2.3.
Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn... Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là Mỵ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Nhà văn Tô Hoài + Mb2a.
2.2.4. Đoạn dẫn dựa vào lời đánh giá ấn tượng của một tác giả.
Yêu cầu : Lấy 1 đánh giá của một tác giả uy tín có nội dung trùng với vấn đề đã xác định được làm điểm tựa để phát triển tiếp.
VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 2a để có 1 mở bài gián tiếp theo cách 2.2.4.
Khi nhận định  về nhân vật Mỵ, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử viết: “ Mỵ là linh hồn của truyện Vợ chồng A Phủ.”+Mb2a. 
2.2.5. Đoạn dẫn dựa vào xuất xứ và những thông tin khác về tác phẩm
Yêu cầu : Lấy các thông tin liên quan đến vấn đề sau khi chọn lọc các chi tiết quan trọng hấp dẫn bố trí thành đoạn dẫn.
VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 2a để có 1 mở bài gián tiếp theo cách 2.2.5.
Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955. Truyện viết về cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi + Mb2a.
Có hàng trăm cách mở bài khác nhau, trên đây chỉ là vài gợi ý để học sinh có thể chủ động áp dụng. Những gợi ý này có thể dùng khéo léo trong bài Nghị luận xã hội làm mở bài.
3. Những lời khuyên với học sinh.
- Trên đây, chúng tôi đã cố gắng tóm lược những vấn đề căn cốt của việc làm mở bài một bài văn nghị luận. Học sinh cần đọc kỹ phần1 trong bài sau đó mới theo ứng dụng tại phần 2.
- Việc ứng dụng, để dễ hiểu chúng tôi chỉ lấy 1 ví dụ dạng phân tích nhân vật của Nghị luận văn học. Thực tế đề thi sẽ có rất nhiều vấn đề Ví dụ : Hình ảnh người phụ nữ trong văn học sau cách mạng tháng 8 ;Hình ảnh người phụ nữ ; và  đề về tác phẩm văn học, đoạn tác phẩm văn học...
Nhưng thao tác cơ bản vẫn là tìm vấn đề định nghị luận là gì ? hãy viết nháp nó ra hoàn chỉnh. Dựa trên bản nháp đó tùy theo sở trường năng lực điều kiện của mình, nếu gặp những kiến thức có các dạng gợi ý trên đây, học sinh sẽ thêm vào đoạn dẫn là có thể có một mở bài hoàn hảo

(Sưu tầm)
#HÃY LIKE HOẶC SHARE NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH NHA!

1 nhận xét:

Cảm ơn bạn đã nhận xét !
- Hãy bấm Theo dõi dưới chân trang để nhanh chóng nhận được những bài viết mới nhất từ Thư viện Tài liệu học tập

Support : Document Library | Master's Thesis | Initiatives experience | Training materials | Site Map | Back Link | Contact | ↑ back to top
Ghi rõ nguồn thuvientailieu.edu.vn dưới dạng liên kết khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2016. Thư viện Tài liệu học tập - All Rights Reserved
Design by Ngan Dam
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel
Template by Dameva